Tại sao Việt Nam không có tàu sân bay? Những lý do quan trọng

Tàu sân bay là biểu tượng sức mạnh quân sự của các cường quốc trên thế giới, giúp mở rộng phạm vi tác chiến và kiểm soát biển xa. Nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp…. đều sở hữu tàu sân bay, nhưng Việt Nam thì không. Vậy tại sao Việt Nam không có tàu sân bay? Liệu đây có phải là lựa chọn chiến lược hay do hạn chế về ngân sách và công nghệ?

Tàu sân bay là gì?

Tàu sân bay là một loại tàu chiến cỡ lớn có khả năng triển khai và phục vụ hoạt động của máy bay quân sự trên biển. Tàu sân bay được coi là “căn cứ không quân di động trên biển” của các cường quốc quân sự, giúp mở rộng phạm vi tác chiến và tăng cường sức mạnh hải quân.

Các nước sở hữu tàu sân bay như Nga, Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp…. thường sử dụng tàu sân bay để khẳng định vị thế quân sự và kiểm soát các vùng biển chiến lược.

Tàu sân bay được xem là căn cứ không quân di động trên biể
Tàu sân bay được xem là căn cứ không quân di động trên biển

Tại sao Việt Nam không có tàu sân bay?

Tàu sân bay là một trong những biểu tượng sức mạnh lực lượng hải quân của các cường quốc trên thế giới, giúp mở rộng tầm hoạt động và tăng cường khả năng tác chiến trên biển. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới như:  Nga,  Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp,…. đều đã sở hữu tàu sân bay, nhưng Việt Nam vẫn chưa có loại vũ khí này.

Vậy tại sao Việt Nam không có tàu sân bay? Hãy cùng Quangcaosanbay.vn khám phá những nguyên nhân chính sau đây.

Chi phí xây dựng và vận hành quá lớn

Tàu sân bay là một trong những khí tài quân sự đắt đỏ nhất thế giới. Để đóng mới một tàu sân bay, các nước phải bỏ ra từ 2 đến 10 tỷ USD, chưa kể chi phí vận hành hàng năm lên đến hàng trăm triệu USD cho nhiên liệu, bảo trì và nhân sự.

Trong khi đó, ngân sách quốc phòng của Việt Nam còn hạn chế so với các cường quốc sở hữu tàu sân bay như Mỹ, Trung Quốc hay Anh. Vì vậy, việc đầu tư vào tàu sân bay không phải là ưu tiên. Thay vào đó, Việt Nam tập trung hiện đại hóa hải quân với các trang bị phù hợp hơn như tàu ngầm và tàu hộ vệ tên lửa.

Binh chủng tàu ngầm của Hải quân Việt Nam
Binh chủng tàu ngầm của Hải quân Việt Nam

Đặc điểm địa lý và chiến lược phòng thủ

Tại sao Việt Nam không có tàu sân bay? Vị trí địa lý và chiến lược quốc phòng là yếu tố quan trọng khiến Việt Nam chưa đầu tư vào tàu sân bay. Theo đó, biển Đông có địa hình đặc biệt, phù hợp hơn với chiến lược phòng thủ bằng tàu ngầm và tàu hộ vệ thay vì tàu sân bay cỡ lớn. Hơn nữa, Việt Nam không theo đuổi chiến lược quân sự viễn chinh, mà tập trung vào bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ.

Ngoài ra, tàu sân bay cũng tiềm ẩn rủi ro lớn khi trở thành mục tiêu của tên lửa chống hạm hiện đại. Điều này khiến việc sở hữu và vận hành loại tàu này không phải là lựa chọn tối ưu cho Việt Nam.

Tàu sân bay tiềm ẩn nhiều rủi ro khi trở thành mục tiêu của tên lửa chống hạm hiện đại
Tàu sân bay tiềm ẩn nhiều rủi ro khi trở thành mục tiêu của tên lửa chống hạm hiện đại

Hạn chế về công nghệ và nhân lực

Để vận hành được tàu sân bay đòi hỏi nguồn tài chính khổng lồ và hệ thống công nghệ cùng nhân lực chuyên sâu. Một tàu sân bay cần hàng ngàn nhân sự có trình độ cao, bao gồm phi công, kỹ sư, kỹ thuật viên để đảm bảo hoạt động trơn tru.

Tuy nhiên, Việt Nam chưa có hạ tầng đóng tàu cỡ lớn cũng như căn cứ hỗ trợ cho tàu sân bay. Ngoài ra, hệ thống vũ khí, radar, cùng các loại máy bay chiến đấu đi kèm cũng vô cùng phức tạp và tốn kém. Đây là những rào cản lớn khiến Việt Nam chưa thể đầu tư vào tàu sân bay ở thời điểm hiện tại

Việt Nam chưa có căn cứ hỗ trợ cho tàu sân bay
Việt Nam chưa có căn cứ hỗ trợ cho tàu sân bay

Chính sách quốc phòng và quan hệ quốc tế

Lý do cuối cùng giải thích tại sao Việt Nam không có tàu sân bay là do Việt Nam duy trì chính sách quốc phòng “ba không”:

  • Không liên minh quân sự với bất kỳ quốc gia nào.
  • Không đi với nước này để chống lại nước khác, nhằm giữ lập trường trung lập và hòa bình.
  • Không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam

Việc sở hữu tàu sân bay có thể làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, ảnh hưởng đến môi trường hòa bình mà Việt Nam đang hướng tới. Thay vì chạy đua vũ trang, Việt Nam ưu tiên hợp tác quốc phòng và hiện đại hóa quân đội theo hướng phòng thủ, đảm bảo bảo vệ chủ quyền mà vẫn giữ vững quan hệ đối ngoại ổn định

 

Chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình, tự vệ và vì nhân dân
Chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình, tự vệ và vì nhân dân

Việt Nam có cần tàu sân bay trong tương lai không?

Việt Nam hiện chưa thực sự cần tàu sân bay trong tương lai gần, do chi phí đầu tư, vận hành và bảo trì quá lớn. Trong khi đó, năng lực công nghiệp quốc phòng của Việt Nam còn hạn chế.

Hơn nữa, chiến lược quốc phòng của Việt Nam tập trung vào bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng các lực lượng phòng thủ ven bờ, tàu chiến nhỏ và tên lửa đất đối hải. Việc đầu tư vào hệ thống phòng thủ hiện đại và nâng cao năng lực hải quân hiện tại được cho là thiết thực và hiệu quả hơn so với việc sở hữu tàu sân bay.

Hướng phát triển tương lai của lực lượng hải quân Việt Nam

Trong tương lai, Việt Nam sẽ tiếp tục hiện đại hóa hải quân theo hướng phù hợp với chiến lược quốc phòng và điều kiện thực tế. Cụ thể:

  • Mua sắm thêm tàu hộ vệ hiện đại để tăng cường khả năng phòng thủ trên biển.
  • Đầu tư vào máy bay không người lái (UAV) nhằm giám sát và trinh sát Biển Đông hiệu quả hơn.
  • Đầu tư vào hệ thống gây nhiễu, radar và bảo vệ hệ thống chỉ huy trước tấn công mạng.
  • Phát triển hệ thống phòng thủ bờ biển với tên lửa tầm xa, nâng cao năng lực răn đe.
  • Tăng cường hợp tác quân sự với các nước trong khu vực, học hỏi công nghệ và chiến thuật hiện đại.
  • Nâng cao trình độ sĩ quan, thủy thủ và kỹ năng tác chiến hiện đại.
Việt Nam cần đầu tư thêm tàu hộ vệ tên lửa hiện đại
Việt Nam cần đầu tư thêm tàu hộ vệ tên lửa hiện đại

Tóm lại, tại sao Việt Nam không có tàu sân bay chủ yếu xuất phát từ những yếu tố như chi phí đầu tư và bảo trì quá lớn, yêu cầu công nghệ và nhân lực cao, cùng với ưu tiên chiến lược quốc phòng tập trung vào phòng thủ biển đảo thay vì sức mạnh viễn chinh. Bên cạnh đó, việc phát triển các lực lượng tàu chiến nhỏ gọn, linh hoạt, cùng hệ thống phòng thủ bờ biển hiện đại được xem là phù hợp hơn với điều kiện thực tiễn và nhu cầu quốc phòng hiện tại của Việt Nam.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *