Thành phố nào ở Việt Nam vừa có cảng biển loại đặc biệt vừa có sân bay quốc tế?

Hải Phòng là thành phố vừa có cảng biển loại đặc biệt vừa có sân bay quốc tế. Đây là nơi có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế biển. Đồng thời, địa phương hội tụ đủ 5 loại hình giao thông quan trọng đường biển, đường sắt, đường hàng không, đường bộ và đường thủy nội địa.

Hải Phòng hiện có sân bay quốc tế Cát Bi thuộc cảng hàng không quốc tế Cát Bi. Theo Cục Hàng không Việt Nam, cảng hàng không quốc tế Cát Bi là cảng hàng không có vị trí quan trọng ở vùng Đông Bắc đồng bằng Bắc bộ, nằm trên địa bàn quận Hải An (TP.Hải Phòng).Theo Quyết định số 804/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về danh mục 34 cảng biển tại Việt Nam, trong 34 cảng biển có 2 cảng biển loại đặc biệt, 11 cảng biển loại 1, 7 cảng biển loại 2 và 14 cảng biển loại 3. Trong đó, 2 cảng biển loại đặc biệt là cảng biển Hải Phòng và cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu

 

Sân bay quốc tế Cát Bi thuộc Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi
Sân bay quốc tế Cát Bi thuộc Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi

Sân bay quốc tế Cát Bi là một trong những cửa ngõ quan trọng của khu vực phía Bắc, nằm tại thành phố Hải Phòng – trung tâm kinh tế, công nghiệp và cảng biển lớn của Việt Nam. Với vị trí đắc địa, sân bay quốc tế Cát Bi đóng vai trò chiến lược trong việc kết nối giao thông giữa các tỉnh thành lân cận và các điểm đến quốc tế. Với công suất đón tiếp hàng triệu lượt hành khách mỗi năm, sân bay quốc tế Cát Bi không chỉ phục vụ nhu cầu di chuyển mà còn trở thành điểm đến lý tưởng cho các chiến dịch quảng cáo, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và thu hút sự chú ý của đa dạng đối tượng khách hàng.

Sân bay quốc tế Cát Bi thuộc Cảng hàng không quốc tế Cát Bi nằm trong quy hoạch tổng thể về giao thông đường thủy, đường bộ, đường sắt, đường hàng không… của cả nước nói chung và TP.Hải Phòng nói riêng. Đồng thời, sân bay quốc tế Cát Bi là cầu nối quan trọng giữa các thành phố lớn trong nước và khu vực Đông Nam Á, châu Á.

Hiện nay, sân bay quốc tế Cát Bi có công suất 2-3 triệu lượt khách mỗi năm bao gồm 11 đường bay với tần suất 40-50 chuyến bay/ngày. Và có xu hướng gia tăng thêm nhiều chuyến bay trong và ngoài nước. Điều này cho thấy tiềm năng của dịch vụ quảng cáo tại sân bay quốc tế Cát Bi. Sân bay quốc tế Cát Bi được dự báo bùng nổ và là chìa khóa chiến lược cho mọi thương hiệu khi muốn nâng tầm thương hiệu tới đông đảo công đồng khách hàng.

Theo quyết định số 864/QĐ-BGTVT ngày 10/7/2024 phê duyệt Quy hoạch sân bay quốc tế Cát Bi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, thời kỳ 2021-2030, sân bay quốc tế Cát Bi có cấp sân bay 4E (theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế – ICAO) và sân bay quân sự cấp I; công suất khoảng 13 triệu hành khách/năm và 250.000 tấn hàng hóa/năm; Loại tàu bay khai thác là tàu bay code C như A320/A321 và tương đương, code E như B747/B777/B787/A350 và tương đương.

Tầm nhìn đến năm 2050, có cấp sân bay quốc tế 4E (theo mã tiêu chuẩn của ICAO) và sân bay quân sự cấp I; Công suất khoảng 18 triệu hành khách/năm và 500.000 tấn hàng hóa/năm; Loại tàu bay khai thác là tàu bay code C như A320/A321 và tương đương, code E như B747/B777/B787/A350 và tương đương.

Về hệ thống đường cất hạ cánh: Thời kỳ 2021-2030 sẽ giữ nguyên đường cất hạ cánh hiện hữu với kích thước 3.050 m x 45 m, lề vật liệu rộng 7,5 m; Tầm nhìn đến năm 2050 sẽ Quy hoạch đường cất hạ cánh số 2 cách tim đường cất hạ cánh hiện hữu khoảng 215 m về phía Nam, chiều dài khoảng 2.400 m, kích thước lề vật liệu theo quy định.

Bên cạnh đó, cảng biển Hải Phòng là một trong những cảng biển quan trọng. Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng cho biết, sản lượng hàng hóa thông qua khu vực cảng biển thành phố đạt đạt 87,5 triệu tấn trong 10 tháng đầu năm 2024, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Hiện nay, cảng Hải Phòng lọt top 40 cảng container bận rộn nhất thế giới. Theo cập nhật mới nhất bảng xếp hạng 50 cảng container bận rộn nhất thế giới của Hội đồng Vận tải Thế giới (World Shipping Council), cảng Hải Phòng xếp thứ 33 với lưu lượng hàng hóa qua cảng đạt 5,57 triệu Teus vào năm 2023.

Trên thực tế, Hải Phòng là nơi có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế biển. Theo UBND tỉnh Hải phòng, Hải Phòng là địa phương có hệ thống cảng biển lớn nhất miền Bắc. Đồng thời, Hải Phòng hội tụ đủ 5 loại hình giao thông quan trọng đường biển, đường sắt, đường hàng không, đường bộ và đường thủy nội địa.

Bộ Giao thông Vận tải cho biết, Hải Phòng là địa phương có tốc độ phát triển cảng biển nhanh nhất toàn quốc với sản lượng hàng hóa qua cảng tăng trưởng thuộc tốp đầu. Hiện nay, hệ thống cảng biển Thành phố gồm 5 khu bến chính với 52 cảng biển, 98 cầu cảng, dài khoảng 14.178,5m. Trong đó, nổi bật là Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện có khả năng tiếp nhận tàu container lên tới hơn 200.000 DWT.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *