PR và khác biệt của PR và quảng cáo trong tiếp thị truyền thông

PR và khác biệt của PR và quảng cáo trong tiếp thị truyền thông

pr

PR được viết tắt từ cụm từ Public Relations ( Quan hệ công chúng), đây cũng là một phần của marketing có nghĩa vụ lên kế hoạch thiết lập pic cho doanh nghiệp giúp khách hành có cảm tình, chú ý đến sản phẩm, nhận thức về thương hiệu của doanh nghiệp. Từ đó thay đổi hành vi khách hàng, giúp cho thị phần và doanh thu của công ty gia tăng .

1. Thế nào là PR?

pr trong tiếp thị truyền thông

PR có nghĩa là một lĩnh vực ngày càng trở nên thông dụng, đặc biệt là ở Việt Nam. Lĩnh vực quan hệ công chúng chính là một kênh truyền thông tiếp thị nhằm giúp công ty kết nối với các đối tượng mục tiêu, công chúng chú ý, hay có thể nói dễ hiểu hơn là cộng đồng, tạo ra cái nhìn thiện cảm từ công chúng đối với công ty, tổ chức của mình qua các công cụ để lôi kéo sự chú ý của công chúng.

Mục tiêu cuối cùng của PR chính là truyền thông tiếp thị tạo ra hình ảnh riêng cho công ty, tổ chức và gia tăng thiện chí từ khách hàng. Đây là những hiệu quả tuy vô hình nhưng lại đưa những chú ý dư luận xã hội tích cực, một hiệu ứng lâu dài và có thể coi là một nền móng cần thiết để phát triển doanh nghiệp.

2. Thế nào là quảng cáo?

Đối với mỗi vị trí khác nhau, sẽ có một cách định nghĩa về quảng cáo nhất định. Dưới góc độ truyền thông, marketing, thì quảng cáo có nghĩa là hình thức tuyên truyền mang mục đích là giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng đến khách hàng tiềm năng. Từ đó, quảng cáo có thể tác động đến thói quan, hành vi của khách hàng và kêu gọi hành động của khách hàng bằng các thông điệp.

3. PR và quảng cáo khác nhau ở điểm nào?

Thông qua những gì đã chia sẻ phía trên, ta có thể thấy được phần nào về sự khác nhau giữa quảng cáo và PR. Dưới đây chúng tôi xin đưa ra một số quan điểm về sự khác nhau giữa PR và quảng cáo để độc giả có thể hiểu hơn:

  • PR: là công việc tìm kiếm và xây dựng tăng trưởng mối quan hệ giữa các cá nhân, doanh nghiệp với cộng đồng. PR tạo ra lợi ích cho đôi bên. Có thể nói, PR bao gồm nhiều hoạt động cụ thể như: quan hệ đoàn thể, PR nội bộ, xây dựng và phát triển thương hiệu, quản trị báo chí truyền thông, chăm sóc khách hàng, trách nhiệm xã hội và xử lý khủng hoảng.

  • Quảng cáo: có nghĩa là hình tuyên truyền, quảng cáo có mục đích chính là giới thiệu thông tin của sản phẩm dịch vụ, thương hiệu hay những ý tưởng, công trình tìm hiểu đến khách hàng, nhằm tạo nên hành vi, thói quen của khách hàng. Từ đó kêu gọi hành động từ khách hàng bằng những thông điệp.

4. Những công cụ PR đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp

  • Community Involvement: đây là chuỗi các hoạt động liên quan đến cộng đồng, các sự kiện đóng góp giúp đỡ về tài chính hoặc các buổi hội thảo nhằm đáp ứng các nhu cầu của cộng đồng.

  • Social Investment: là các hoạt động về trách nhiệm xã hội nhằm mục đích tạo dựng uy tín cho công ty trong mắt khách hàng, ví dụ như các hoạt động từ thiện.

  • Events: các đơn vị sự kiện giúp cho việc gia tăng nhận thức của khách hàng về thương hiệu, ví dụ như sự kiện tài trợ các hoạt động thể thao hay các sự iiện trưng bày sản phẩm

  • Lobbying: có nghĩa là vận động hành lang tuyên truyền, là những nỗ lực, cố gắng nhằm mục tiêu gây tác động để có được sử ủng hộ từ công chúng, hoặc các cơ quan có thẩm quyền về một quyết định nào đó. Trên thực tế, lobbying khi được áp dụng ở Việt Nam đã có phần nào bị biến chất.

  • Publications: được hiểu là chiến lược truyền thông tiếp thị như phát hành các ấn phẩm, báo chí, sách báo chứa những thông tin về doanh nghiệp có ích cho khách hàng.

  • News: là nhiệm vụ thực hiện thông cáo báo chí, dùng tin tức để kéo sự chú ý của công chúng qua các câu chuyện có lợi cho công ty, nhân viên và các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

  • Identity media: đây là những công cụ có tác dụng nhận diện để tạo nên chất riêng cho doanh nghiệp, tạo điểm nhấn và khác biệt với những đơn vị khác. Ví dụ như logo, slogan, hoặc có thể là văn hóa công ty.

5. Ưu điểm và nhược điểm của PR

Ưu điểm:

  • Độ tin cậy: công chúng sẽ tin tưởng thông điệp đến từ một bên trung gian , gọi là bên thứ ba đáng tin cậy nhiều hơn là nội dung được quảng cáo

  • Phạm vi tiếp cận: chiến lược PR tốt sẽ giúp doanh nghiệp có thể thu hút được nhiều người, nội dung quảng cáo có thể tiếp cận được với nhiều đối tượng.

  • Hiệu quả về chi phí: PR là một kỹ thuật hiệu quả về ngân sách chi phí phải bỏ ra để tiếp cận số lượng người lớn hơn so với quảng cáo trả phí.

Nhược điểm

  • Không có quyền điều khiển trực tiếp: khác với các phương tiện quảng cáo mất phí, nhà quản lý không có quyền kiểm soát được trực tiếp nội dung được phân phối thông qua phương tiện đã dành được. Đây được coi là rủi ro lớn nhất trong việc đầu tư vào PR.

  • Khó có thể đo lường thành công: PR hoàn toàn có thể đo lường được nhưng nó không thể rõ ràng và chính xác. Nói cách khác, rất khó để đo lường và đánh giá được tính hiệu quả của chiến dịch PR

  • Không có kết quả đảm bảo: việc xuất bản các thông cáo báo chí không được đảm bảo bởi các tổ chức phi lợi nhuận. Các phương tiện truyền thông chỉ xuất bản nội dung khi nội dung thu hút được đúng đối tượng mục tiêu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

For security, use of Google's reCAPTCHA service is required which is subject to the Google Privacy Policy and Terms of Use.

I agree to these terms.